1. Hồ sơ giám định
|
Hồ sơ giám định lần đầu |
Hồ sơ giám định tái phát |
Tai nạn lao động |
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động; - Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông; - Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao); - Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động. |
- Giấy đề nghị giám định; - Giấy giới thiệu của Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; - Các giấy tờ điều trị vết thương tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú thương tật tái phát do tai nạn lao động (bản sao); - Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước. |
Bệnh nghề nghiệp |
- Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động; - Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành. |
- Giấy đề nghị giám định; - Giấy giới thiệu của cơ quan BHXH cấp tỉnh; - Hồ sơ người bị bệnh nghề nghiệp theo quy định; - Các giấy tờ điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát: Giấy ra viện theo đúng quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trong trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị ngoại trú do bệnh nghề nghiệp tái phát (bản sao); - Biên bản Giám định Y khoa các lần giám định trước (bản sao). |
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy trên để Hội đồng giám định y khoa đối chiếu. |
2. Quy trình giám định y khoa
a. Khám giám định lần đầu
Người sử dụng lao động và người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ giám định và chuyển đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH hoặc thân nhân của người lao động bị suy giảm khả năng lao động khám để hưởng chế độ tử tuất hàng tháng, cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và chuyển đến Hội đồng GĐYK.
b. Khám giám định lại (tái phát), giám định tổng hợp
- Sau khi người lao động đã được điều trị ổn định bệnh nghề nghiệp tái phát hoặc tai nạn lao động tái phát, người sử dụng lao động và bản thân người lao động có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ giám định và gửi đến cơ quan BHXH cấp tỉnh để được xem xét, giải quyết.
- Cơ quan BHXH cấp tỉnh kiểm tra, hoàn chỉnh hồ sơ, giới thiệu người lao động đến khám giám định tại Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương.
+ Đối với các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất); khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động của tỉnh, thành phố hoặc của các Bộ trực thuộc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố nào sẽ do Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc trung ương đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố đó đảm nhiệm.
+ Các trường hợp khám giám định lần đầu cho người lao động hoặc thân nhân người lao động (đối với các trường hợp khám để thực hiện chế độ tử tuất); khám giám định tái phát; khám giám định tổng hợp cho người lao động ở các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải quản lý do các Hội đồng GĐYK thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải đảm nhiệm.
3. Đánh giá mức suy giảm khả năng lao động
- Việc đánh giá mức độ suy giảm khả năng lao động được áp dụng đối với các trường hợp sau:
+ Đối tượng bị tai nạn lao động, bị bệnh để thực hiện chế độ hưu trí và chế độ tử tuất áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh tật.
+ Đối tượng bị bệnh nghề nghiệp áp dụng theo Bảng quy định về tiêu chuẩn mất sức lao động do bệnh nghề nghiệp.
- Phương pháp xác định mức suy giảm khả năng lao động cho các đối tượng theo quy định của Bộ Y tế.