GIẢI ĐÁP:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ về việc ban hành quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt, thu, nộp tài chính công đoàn như sau:
“Điều 23. Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
6. Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP thì:
“Điều 5. Mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn
Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí. Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương thì trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.
Tuy nhiên, mức đóng kinh phí công đoàn của người sử dụng lao động bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Do đó dù NLĐ nghỉ không lương nhưng công ty vẫn phải đóng đoàn phí cho NLĐ.
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Người lao động xin nghỉ không lương 3 tháng, không có thu nhập nên sẽ không phải đóng phí công đoàn nhưng công ty bạn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn theo quy định.
Kết luận:
Trường hợp nghỉ không lương 3 tháng bạn sẽ không phải đó