Những điều cần biết về chế độ ốm đau dài ngày cho người lao động

Đối với trường hợp hưởng chế độ ốm đau dài ngày người lao động cần có những điều kiện gì? Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau ra sao? Đây là thắc mắc của rất nhiều người lao động về chế độ ốm đau dài ngày.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau dài ngày

      Căn cứ Điều 25, Luật BHXH 2014 và Thông tư 46/2016/TT-BYT quy định chi tiết về điều kiện hưởng chế độ ốm đau của người lao động như sau:

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

      Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

3. Bệnh được xác nhận nằm trong danh mục Bệnh cần chữa trị dài ngày (Theo Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016).

Quyền lợi hưởng chế độ ốm đau dài ngày

1. Thời gian hưởng:

- Theo danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày của Bộ Y Tế

- 180 ngày bao gồm nghỉ lễ, tết, nghỉ hàng tuần (75%).

- Nếu quá 180 ngày thì chỉ tối đa bằng thời gian đóng BHXH như sau:

- 65% nếu đóng BHXH > 30 năm.

- 55% nếu đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm

- 50% nếu đóng BHXH < 15 năm.

2. Mức hưởng

Mức hưởng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày

 

=

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc

 

X

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)

 

X

Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Hồ sơ hưởng chế độ

Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày cần những giấy tờ sau đây:

- Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao)

- Mẫu 01B-HSB.

- Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH với thời gian điều trị ngoại trú

- Hồ sơ bệnh án (photo công chứng)

Thời gian nộp hồ sơ

Đơn vị lập và nộp hồ sơ trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày người lao động trở lại làm việc.