Thứ nhất, đóng BHTN cho doanh nghiệp:
Căn cứ theo Điều 43, Điều 44 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
3.Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Cơ quan tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và có giấy đăng ký kinh doanh tại Việt Nam thì sẽ có trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Trong đó theo quy định tại điều 57 Luật Việc làm 2013 thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định thì doanh nghiệp phải đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp; người lao động đóng 1% tiền lương tháng và Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% mức đóng.
Thứ hai, mức tiền lương tối đa để đóng bảo hiểm thất nghiệp
Bên cạnh đó, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013 như sau:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
2. Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Như vậy theo quy định trên thì người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì mức lương tối đa để làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp là 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Trong trường hợp của bạn là doanh nghiệp có vốn nước ngoài nên lương tháng của người lao động sẽ được hưởng theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. Và mức lương tối đa để tính đóng sẽ là 20 lần mức lương tối thiểu vùng. Công ty bạn đang hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng I và có mức lương tối thiểu là 4.420.000 đồng theo quy định của Nghị định 90/2020/NĐ-CP.
Do đó, mức lương tối đa để đóng bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp của bạn là: 4.4.200.000 x 20 = 88.400.000 đồng.