Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020

Lao động nữ luôn chiếm tỉ lệ lớn trong tổng lực lượng lao động nước ta. Vậy cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 là bao nhiêu? Đặc biệt là sau khi Nghị định của Chính Phủ điều chỉnh lương hưu giai đoạn 2018-2021, mức lương của lao động nữ có một số thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin về cách tính lương hưu cho lao động nữ mới nhất nhé!

Chế độ cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020 thay đổi thế nào

      Theo các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ nghỉ hưu trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2021, có khoảng thời gian tham gia BHXH từ đủ 20 năm đến 29 năm 6 tháng bị bất lợi hơn so với lao động nam.

Quy định chính sách điều chỉnh lương hưu đối với lao động nữ mới nhất

      Vì vậy, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 153/2018/NĐ-CP để khắc phục điểm bất lợi này cho lao động nữ. Nhóm lao động nữ sẽ được điều chỉnh về lương hưu.

Cách tính lương hưu cho lao động nữ nghỉ hưu năm 2020

      Căn cứ vào Điều 3, Nghị định 153/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, với lao động nữ có tổng thời gian đóng BHXH từ 20 năm đến 29 năm 6 tháng được xác định như sau:

M (LHĐC) = M (LHHT) + M (ĐC)

M (LHĐC): Là mức lương hưu hàng tháng sau khi đã thực hiện điều chỉnh.

M (LHHT): Mức lương hưu hàng tháng quy định tại Điều 56 của Luật BHXH năm 2014.

M (ĐC): Là mức điều chỉnh lương hưu tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP.

Cách tính mức lương hưu hàng tháng theo Luật BHXH năm 2014

      Cụ thể, mức lương hưu hàng tháng theo quy định tại Luật BHXH năm 2014 được tính như sau: M (LHHT) = a x tiền lương bình quân hàng tháng đóng BHXH. Trong đó, a tỷ lệ hưởng lương hưu và được xác định như sau:

a = 45% tương ứng với thời gian đóng BHXH là 15 năm cho lao động nữ nghỉ hưu trong năm 2019. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH sẽ được tính thêm 2% và không quá 75%.

      Nếu thời gian tham gia BHXH có tháng lẻ thì cứ từ 1 tháng đến 6 tháng sẽ tính bằng nửa năm, từ 7 tháng đến 11 tháng sẽ tính tròn 1 năm.

Cách tính mức điều chỉnh theo Nghị định 153/2018/NĐ-CP

      Mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP được xác định bởi công thức: M (ĐC) = b x M (LHHT). Trong đó b là tỷ lệ điều chỉnh được quy định tại Nghị định 153/2018/NĐ-CP tương ứng với thời gian đóng BHXH của lao động nữ tương ứng. Cụ thể, tỷ lệ điều chỉnh lương hưu căn cứ theo bảng sau:

Thời gian lao động đóng BHXH

Tỷ lệ điều chỉnh tương ứng với thời gian đóng BHXH năm 2020

20 năm

3,64%

20 năm + 01 tháng - 20 năm + 06 tháng

3,93%

20 năm + 07 tháng - 21 năm

4,21%

21 năm + 01 tháng - 21 năm + 06 tháng

4,48%

21 năm + 07 tháng - 22 năm

4,75%

22 năm + 01 tháng - 22 năm + 06 tháng

5,00%

22 năm + 7 tháng - 23 năm

5,25%

23 năm + 01 tháng - 23 năm + 06 tháng

5,48%

23 năm + 07 tháng - 24 năm

5,71%

24 năm + 01 tháng - 24 năm + 06 tháng

5,94%

24 năm + 07 tháng - 25 năm

6,15%

25 năm + 01 tháng - 25 năm + 06 tháng

5,45%

25 năm + 07 tháng - 26 năm

4,78%

26 năm + 01 tháng - 26 năm + 06 tháng

4,12%

26 năm + 07 tháng - 27 năm

3,48%

27 năm + 01 tháng - 27 năm + 06 tháng

2,86%

27 năm + 07 tháng - 28 năm

2,25%

28 năm + 01 tháng - 28 năm + 06 tháng

1,67%

28 năm + 07 tháng - 29 năm

1,10%

29 năm + 01 tháng - 29 năm + 06 tháng

0,54%

Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nữ năm 2020

      Theo quy định tại Điều 54 của Luật BHXH năm 2014, lao động nữ được hưởng lương hưu trong các trường hợp cần đáp ứng các điều kiện dưới đây:

      Trường hợp lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động, là cán bộ, công chức hoặc viên chức:

- Lao động nữ đủ 55 tuổi, có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm.

- Lao động nữ đủ 50-55 tuổi, có thời gian đóng BHXH 20 năm trở lên, trong đó ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ít nhất 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên.

- Lao động nữ đủ 50-55 tuổi, đủ 20 năm đóng BHXH trong đó ít nhất 15 năm làm công việc khai thác hầm lò.

- Lao động nữ có 20 năm đóng BHXH bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.

Đối với lực lượng quân đội, công an:

- Lao động nữ đủ 50 tuổi, có 20 năm tham gia BHXH.

- Lao động nữ đủ 45-50 tuổi, có thời gian đóng BHXH 20 năm trở lên, trong đó ít nhất 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ít nhất 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực 0,7 trở lên.

- Lao động nữ có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn, rủi ro nghề nghiệp.

Đối với lao động nữu là người hoạt động chuyên trách/không chuyên trách ở xã, phường hoặc thị trấn: Lao động nữ thuộc các trường hợp này được hưởng lương hưu nếu đủ 55 tuổi và có số năm tham gia BHXH từ 15-20 năm.